23 thg 7, 2015

Móc treo trên ban công, trồng cây trên tường

Ở thành thị thì tất đất là tấc vàng. Nên mọi người tận dụng tối đa khoảng không gian mà mình có được. Những ai ở chung cư thì không gian lại càng bị hạn chế hơn nữa. Nên lan can, tường ngoài ban công chính là nơi mà mọi người có thể tận dụng để điểm tô thêm cho không gian sống. Thách thức của HappyFarm đó chính là phải phong phú sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu, cá tính và phù hợp với những thiết kế của căn nhà của từng khách hàng. Mà trước đó khi thiết kế các KTS vô tình bỏ quên.

 Mỗi sản phẩm mà HappyFarm cung cấp phải đáp ứng được tiêu chí đầu tiên đó chính là An toàn, kế đó là thẩm mỹ & tiện dụng

Giúp bức tường thêm sinh động hơn. Che được khuyết điểm cứng nhắc của tường
  

Nay có thêm sản phẩm mới phù hợp với những lan can nghệ thuật, điệu điệu chút xíu. Và phù hợp luôn với những khách hàng thường xuyên thay đổi hoa mà không cần phải trồng trọt, ra đất lại. Chỉ cần mua hoa về và đặt vào
Mọi người yên tâm là phù hợp với tất cả kích thước của mọi lan can. 
Vì HappyFarm gia công theo từng loại lan can 

Ưu điểm của loại móc này là khi ngắm hoa từ dưới nhìn lên vẫn đẹp
Nhược điểm chính là trồng không được đa dạng các loại hoa

 Tuy nhiên. Với ai thích sự đa dạng của loại hoa hoặc thực dụng hơn là chuyển sang rau thì nên dùng loại chậu thông minh và móc kèm theo
 Ưu điểm: chậu thông minh tưới nước sẽ không bị chảy nước, đất ra ngoài
Nhìn tầm ngang sẽ đẹp

Nhưng nếu nhìn tầm dưới lên thì sẽ thấy phần màu trắng của chậu khá nhiều
 Đa dạng loại cây trồng. Chán hoa thì chuyển sang trồng rau


 Địa chỉ shop: 32 Lý Văn Phức, P.Tân Định Q1
Thông tin chi tiết liên hệ: Mr Thành (0902987107) :  http://www.citifarm.com.vn
https://www.facebook.com/citifarm.com.vn/
Các công trình đã thực hiện: https://www.flickr.com/photos/66605435@N08

9 thg 7, 2015

Giá sạch từ công nghệ của nhà khoa học trẻ

 Xuất phát từ chính câu chuyện của làng mình, một nơi mà cả làng làm giá “ngậm” hóa chất để đi bán, nhà khoa học trẻ Đỗ Ngọc Chung - Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN đã sáng chế ra thiết bị làm giá đỗ sạch hoàntoàn.
Mong muốn bữa cơm người tiêu dùng có thực phẩm sạch
Ý tưởng chế tạo thiết bị làm giá an toàn, nhưng đảm bảo năng suất, rút ngắn thời gian làm giá của Đỗ Ngọc Chung nảy ra trong một lần nói chuyện với người anh trai. Biết em là nhà khoa học, người anh này muốn Chung nghiên cứu xem tại sao rau giá làm bằng phương pháp truyền thống thì có sản lượng thấp, hay bị hỏng, không đồng đều.
Chung cho biết, ý tưởng này đã manh nha từ lâu khi mỗi lần về quê anh đều thấy người làng mình dùng hóa chất không rõ nguồn gốc xuất xứ để làm giá.
Làng Trung Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội của Chung là một ngôi làng thuần nông. Cả làng sống nhờ nghề làm giá đỗ. Giá đỗ của Trung Hà cung ứng chủ yếu cho thị trường Hà Nội.
Điều này khiến cho Chung cảm thấy trăn trở vì anh hiểu 99% giá ngoài chợ đều là giá tẩm hóa chất. Người ta cho hóa chất vào nước phun vào giá để cho năng suất cao hơn. Nếu làm giá sạch theo phương pháp truyền thống thì 1 lạng đỗ sẽ cho 5kg giá. Nhưng nếu phun hóa chất sẽ cho 8kg giá. Tác hại của thuốc là không hề nhỏ và tiềm ẩn gây ra nhiều bệnh như: Bệnh thần kinh, suy thận, tim mạch, gan và đặc biệt gây ung thư.
“Việc sử dụng rau giá có thuốc Trung Quốc, báo chí nói nhiều, nhưng chưa có phương pháp để hạn chế và ngăn bà con không dùng thuốc Trung Quốc. Lợi nhuận cho năng suất cao từ hóa chất mang lại khiến người dân vẫn tiếp tục ủ và bán giá đỗ độc hại cho người tiêu dùng”, Chung tâm sự.
Ban đầu, Chung nghiên cứu sản phẩm làm rau giá cho các gia đình sản xuất công nghiệp. Nhưng, do rau giá sản xuất ở quy mô công nghiệp chủ yếu đến các bếp ăn lớn hoặc trung tâm thương mại với số lượng lớn, đem lại lợi nhuận cao, nên theo suy nghĩ của Chung, nếu sản phẩm của anh tốt cũng khó ngăn người làm không sử dụng thuốc Trung Quốc và cũng sẽ không cải thiện được hoàn toàn thực trạng rau không sạch.
Do đó, nhà khoa học trẻ này quyết định chuyển hướng nghiên cứu, thiết kế ra sản phẩm dành cho các gia đình tự làm giá đỗ, qua đó giúp cho các bà nội trợ tự làm rau sạch để ăn.
Giá sạch, dinh dưỡng cao
Bắt tay vào tìm hiểu về quá trình phát triển của cây rau giá, Đỗ Ngọc Chung nhận thấy, điều kiện sản xuất (hay gọi là ủ) ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng, sản lượng của rau giá. Đồng thời, thiết bị làm rau giá có vai trò quyết định chất lượng, sản lượng và độ rủi ro (hỏng hóc) của thành phẩm.
Trước khi nghiên cứu chế tạo thiết bị, Chung đã đi tìm hiểu các loại thiết bị làm giá trên thị trường hiện nay. “Trên thị trường có nhiều sản phẩm làm giá, nhưng giá thành cao. Sản phẩm của Trung Quốc giá từ 450.000 đồng trở lên/thiết bị. Sản phẩm của châu Âu và Mỹ có giá gấp đôi. Một số thiết bị khác cũng quảng cáo có thể làm giá, nhưng tôi đã mua về thử và kết quả chỉ cho ra rau mầm”, Chung cho hay.
Sau 1 năm mày mò tìm hiểu nghiên cứu, tháng 8 vừa qua, thiết bị làm giá, dưa cà đa năng có tên GV-102 hoàn toàn của Việt Nam đã ra đời.
Sản phẩm thu được từ GV-102
Thiết bị làm giá đa năng GV-102 của Chung được làm bằng nhựa PP nguyên sinh, an toàn cho sức khoẻ. Ngay đến nút giữ và tháo nước cũng làm từ silicon xuất xứ Nhật Bản.
Phên dưới cùng được thiết kế cách đáy khoảng 1,5cm giúp cho thiết bị luôn thoát nước tốt, có khoảng không bên dưới, kết hợp với lỗ thoát nước sát đáy khiến cho thiết bị không bị đọng nước. Hơn nữa, nhờ sự chênh lệch áp suất giữa miệng thiết bị và lỗ thoát nước, giúp không khí đối lưu tốt hơn làm tăng nồng độ oxy, giải phóng CO2 nhanh hơn, giải phóng nhiệt độ tốt nhất, giúp rau giá có hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất.
Với thiết kế như vậy, GV-102 có thể làm nhiều loại giá như giá đỗ xanh, giá lạc, giá đỗ tương… Hơn nữa, GV-102 còn được sử dụng để muối dưa cà, dưa hành…
Nhờ hệ thống lò xo, bulông, GV-102 có thể điều chỉnh độ nén phù hợp với rau giá, điều chỉnh được độ mập của rau giá. Thiết bị dễ sử dụng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao.
Thiết bị làm giá đa năng Made in Vietnam của nhà khoa học trẻ Đỗ Ngọc Chung khắc phục được rủi ro về năng suất, chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Giá làm từ GV-102 có độ đồng đều về chất lượng sản phẩm, mập đều, ăn ngọt.
Đặc biệt hiệu suất của thiết bị cao hơn so với giá có ngậm hóa chất: 1,3kg đỗ sẽ cho hơn 10kg giá. Trong khi đó, nếu làm theo phương pháp thủ công thông thường không có hóa chất 1,3kg đỗ sẽ chỉ cho 5kg giá; phun hóa chất cho năng suất cao hơn nhưng cũng chỉ được 8-9kg giá. Giá đỗ làm bằng GV-102 chỉ mất 3 ngày, nhanh hơn 2 ngày so với thông thường.
Và điều quan trọng nhất, làm giá đỗ bằng GV-102 an toàn cho sức khỏe, sản phẩm có giá trị dinh dưỡng tốt nhất do được ủ trong điều kiện vật lý, hóa học lý tưởng nhất.
Theo phân tích của Đỗ Ngọc Chung, để ủ giá, thành phần nước và oxy là cực kì quan trọng đối với hàm lượng dinh dưỡng của rau giá.
Trong quá trình hô hấp, nếu nồng độ oxy giảm dưới 5% sẽ khiến rau giá chuyển sang phân giải kị khí, bất lợi cho rau giá. Đặc biệt là do thiếu oxy, nên dinh dưỡng trong phôi hạt không được phát huy tối ưu, tức là không thực hiện được phản ứng hô hấp hoàn toàn (hô hấp yếm khí rất có hại cho thực vật nói chung). Nếu nồng độ khí CO2 tăng vượt quá 40% sẽ khiến hô hấp bị ức chế.
Thông thường, nếu các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và lượng khí oxy, COkhông phù hợp sẽ khiến giá đỗ có các hiện tượng như nẩy mầm không đều, thân mầm giá nhỏ, ngắn, hay bị thối, hoặc thâm, dẫn đến chất lượng kém và sản lượng ra thấp.
“Việc chế tạo một thiết bị làm giá, rau sạch của tôi không phải là một sáng chế công nghệ to tát, hàn lâm. Nhưng với tiêu chí đề cao hiệu quả ứng dụng thực tế, tôi mong muốn thiết bị của mình giúp cho người dân dễ dàng tự làm giá sạch ở nhà, qua đó góp phần bảo vệ sức khỏe của cộng đồng”, Đỗ Ngọc Chung chia sẻ.
Chung cũng cho biết, anh đang nghiên cứu chế tạo thiết bị làm giá công nghiệp để cung ứng cho thị trường lượng lớn giá sạch, đặc biệt là cho bếp ăn của các khu công nghiệp, cơ quan nhà máy.

15 thg 1, 2015

Ban công rực rỡ các loại hoa theo mùa

Biết cách lựa chọn giống hoa phù hợp từng mùa, khu vườn xinh xắn của chị Nguyễn Sao Mai (Hà Nội) lúc nào cũng có hoa nở.
Căn hộ của chị Nguyễn Sao Mai (Cầu Giấy, Hà Nội) tạo cảm giác bình yên, ấm áp cho khách tới chơi bởi những lọ hoa đẹp, cây thông mùa Giáng Sinh. Phòng khách nhà chị còn mở ra một ban công nhỏ nhưng ngập tràn sắc hoa.
 
Chuyển về nhà mới được hơn một năm, chị Mai đã tạo lập được hệ thống chậu hoa có quy hoạch gọn gàng, đồng bộ. Các loại hoa trong vườn cũng phong phú, đa số là các giống hoa ngoại đang dần quen thuộc với các gia đình Việt Nam.
 
Ngôi nhà có hướng đông nam, thuận tiện cho việc trồng cây. Nhà ở tầng cao không lo chuột cắn cây nhưng lại có gió to. Bởi vậy, chị phải bố trí loại cây nào có khả năng chịu gió treo ở trên cao. Những khi có gió mạnh quá, chị cho các giỏ hoa xuống đất.
 
Để có hoa đẹp quanh năm, chị chọn các loại hoa theo mùa. Mùa hè là lúc mười giờ, dạ yến thảo... nở rộ còn mùa đông là thời điểm thích hợp cho mõm sói, phong lữ còn hoa cúc cho dịp gần Tết.
 
Chị Mai không gieo hạt mà thường mua các cây nhỏ về chăm sóc. Để rễ cây không bị đứt, chị cắt tròn xung quanh đáy bầu đất, đặt vào chậu, rồi cắt lớp bao vòng xung quanh. Khi mới mua cây, không nên kích hoa nở ngay mà lần lượt bón phân theo quá trình giúp cây phát triển tán lá, ra hoa rồi dưỡng cho hoa nở lâu.
 
Để chăm hoa không khó, người trồng chỉ cần lưu ý đảm bảo độ ẩm vừa phải, tưới vào gốc, không tưới vào ban đêm dễ gây sâu bệnh. Các cành hỏng, bông hoa đã tàn cần cắt đi để chất dinh dưỡng tập trung cho các cành, các bông hoa khỏe. Nếu chăm sóc tốt, cây đỗ quyên có thể phát triển và nở hoa đẹp nhiều năm.
 
Mùa đông lạnh, gió thổi nhiều cũng dễ làm cây chết còn mùa xuân dễ gây nấm mốc, nên tưới nước chống nấm thường xuyên. Mỗi khi trồng một đợt hoa mới, chị Mai thường dành thời gian làm lại đất: phơi khô đất, trộn phân, xịt chống nấm, trộn đá perlite.
 
Ngoài các loại chậu nhựa, chị Mai còn mua bình trồng xơ dừa vừa đem tới cảm giác lạ mắt, gần gũi với thiên nhiên vừa tốt cho cây. Sau sáu tháng, chị thay xơ dừa một lần.
 
Một trong những loại hoa chị Mai yêu thích là phong lữ, những cánh hoa đẹp mong manh nhưng lại tươi lâu, có sức sống mạnh.
 
Ngoài phong lữ rủ trồng trong các loại giỏ treo còn có phong lữ đứng, thích hợp với các loại bồn để mặt đất.
 
Ngoài các loại hoa lạ, chị cũng lựa chọn một vài giống hoa quen thuộc với Việt Nam như cúc, hướng dương. Chị cũng thường xuyên thay đổi các loại hoa cho khu vườn của mình thêm sinh động.
 
Trước đây, chị Mai cũng từng trồng rau cho gia đình ăn nhưng diện tích ban công hẹp nên không thu hoạch được nhiều. Bởi vậy, chị quyết định dành không gian này cho các loại cây hoa, cũng là niềm đam mê của chị.
 
Sáng nào, chị Mai cũng dậy sớm, dành nửa tiếng để tưới cây trước giờ đi làm. Con gái chị dù còn nhỏ nhưng cũng biết dành nước vo gạo để mẹ tưới cây. Mỗi khi hoa nở đợt mới, chị lại chụp ảnh, đưa lên Facebook chia sẻ với bạn bè.
Theo VNexpress

30 thg 11, 2014

Thiết bị làm giá đỗ. Tác giả Đỗ Ngọc Chung. Dễ dàng làm giá sạch tại nhà


Bình thường mình vẫn làm giá đỗ bằng cách ủ, bỏ vào hộp sữa, khăn giấy... thấy cũng ổn đều nhiều lúc tưới nhiều nó bị úng nên một thời gian cũng bỏ ngõ. Tình cờ xem chương trình Sáng tạo việt được phát sóng trên VTV1 vào chủ nhật hàng tuần. Thế là phát hiện ra dụng cụ làm giá bán tự động. Trên thị trường có rất nhiều loại máy làm tự động hoàn toàn bằng cách có dụng cụ hút nước lên rồi phun lại tạo độ ẩm. Mình không thích vì một số lý do:
1.  Nhiều người đã từng sử dụng không có kết quả như ý muốn
2. Cúp điện thì bỏ luôn mẻ giá luôn
3. Do tận dụng lại lượng nước nên sẽ dễ dàng làm cho giá thúi, hư hoặc móc
4. Người việt vẫn thích dùng hàng việt chất lượng hơn
5. Giá thành
..........
Tham khảo thêm: chậu nhựa Nhật bản trồng rau sạch, hoa lan can

Máu dân tộc nổi lên. Mình phải ủng hộ sản phẩm của người Việt. Phải ủng hộ sản phẩm của dân Việt Nam sáng chế ra. Tất nhiên là sản phẩm phải đáp ứng được chất lượng, an toàn và giá cả hợp lý. Thế là quyết định mua sài thử. Quá tốt, quá dễ dàng sử dụng (Chỉ việc đổ nước vào, xả nước, ngâm nước mỗi lần mất 5 phút) quá phù hợp thế là quyết định phân phối luôn.
Sản phẩm được làm từ 350gram đậu xanh. 




Có thể dùng làm quà tặng tân gia với mẫu thiết kế đẹp


Thiết bị làm giá đa năng được làm bằng nhựa PP nguyên sinh, an toàn cho sức khoẻ. Nút giữ và tháo nước cũng làm từ silicon xuất xứ Nhật Bản.
Lưới dưới cùng được thiết kế cách đáy khoảng 1,5cm giúp cho thiết bị luôn thoát nước tốt, có khoảng không bên dưới, kết hợp với lỗ thoát nước sát đáy khiến cho thiết bị không bị đọng nước. Hơn nữa, nhờ sự chênh lệch áp suất giữa miệng thiết bị và lỗ thoát nước, giúp không khí đối lưu tốt hơn làm tăng nồng độ oxy, giải phóng CO2 nhanh hơn, giải phóng nhiệt độ tốt nhất, giúp rau giá có hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất.




Nhờ hệ thống lò xo, bulông, thiết bị có thể điều chỉnh độ nén phù hợp với rau giá, điều chỉnh được độ mập của rau giá. Thiết bị dễ sử dụng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao.
Thiết bị làm giá đa năng Made in Vietnam của nhà khoa học trẻ Đỗ Ngọc Chung khắc phục được rủi ro về năng suất, chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Giá làm từ máy có độ đồng đều về chất lượng sản phẩm, mập đều, ăn ngọt.

Đặc biệt hiệu suất của thiết bị cao hơn so với giá có ngậm hóa chất: 1,3kg đỗ sẽ cho hơn 10kg giá. Trong khi đó, nếu làm theo phương pháp thủ công thông thường không có hóa chất 1,3kg đỗ sẽ chỉ cho 5kg giá; phun hóa chất cho năng suất cao hơn nhưng cũng chỉ được 8-9kg giá. Giá đỗ làm bằng thiết bị chỉ mất 3 ngày, nhanh hơn 2 ngày so với thông thường.
Và điều quan trọng nhất, làm giá đỗ bằng thiết bị an toàn cho sức khỏe, sản phẩm có giá trị dinh dưỡng tốt nhất do được ủ trong điều kiện vật lý, hóa học lý tưởng nhất.
Theo phân tích của Đỗ Ngọc Chung, để ủ giá, thành phần nước và oxy là cực kì quan trọng đối với hàm lượng dinh dưỡng của rau giá.
Trong quá trình hô hấp, nếu nồng độ oxy giảm dưới 5% sẽ khiến rau giá chuyển sang phân giải kị khí, bất lợi cho rau giá. Đặc biệt là do thiếu oxy, nên dinh dưỡng trong phôi hạt không được phát huy tối ưu, tức là không thực hiện được phản ứng hô hấp hoàn toàn (hô hấp yếm khí rất có hại cho thực vật nói chung). Nếu nồng độ khí CO2 tăng vượt quá 40% sẽ khiến hô hấp bị ức chế.

Thông thường, nếu các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và lượng khí oxy, CO2 không phù hợp sẽ khiến giá đỗ có các hiện tượng như nẩy mầm không đều, thân mầm giá nhỏ, ngắn, hay bị thối, hoặc thâm, dẫn đến chất lượng kém và sản lượng ra thấp.
HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT VÀ SỬ DỤNG


Giá sản phẩm phiên bản một: 245.000 VNĐ


Giá sản phẩm phiên bản tự động: 320.000 VNĐ
Hình ảnh về các công trình đã thực hiện: http://www.flickr.com/photos/66605435@N08
Giao hàng tận nơi các quận nội thành TP.HCM và các tỉnh
Mua trực tiếp có thể đến xem hàng tại: 


ĐC1: 2608O Block B1 CC Era Town, Phường Phú Mỹ Q7 TP.HCM 

ĐC2: (Gần tòa nhà CitiLight đường Võ Thị Sáu) 17 Lý Văn Phức, P.Tân Định Q1 TP.HCM
Liên lạc: Mr Thành
Điện thoại: 0902987107 hoặc 0917488731
Mail yahoo chat: minhthanh1010@yahoo.com
Skype: minhthanh1010
Gmail hoặc Gtalk: fusins92389@gmail.com
Thanh toán:
Tiền mặt
Chuyển khoản
Chủ tài khoản: Nguyễn Minh Thành
Số tài khoản: 0421003744635- Ngân hàng Ngoại Thương - chi nhánh Phú Thọ (VCB)
711A15629645 - Ngân hàng Công Thương - (Chi nhánh 7 - Vietinbank)
Sau khi chuyển khoản các bạn nhắn tin báo theo số điện thoại 0902987107. Chúng tôi sẽ kiểm tra và trong vòng 24h sẽ giao hàng cho quý khách. Có chính sách ưu đãi cho các đại lý khi mua số lượng lớn.



12 thg 11, 2014

5 loại rau tự trồng trên ban công chỉ 1 tháng là được ăn

- Vừa có rau sạch ăn, vừa tận dụng được khoảng không gian thừa, tại sao bạn không tự trồng 5 loại rau chỉ 1 tháng là được thu hoạch dưới đây:
Tham khảo thêm: Chậu trồng rau trên ban công


Trồng rau tại nhà vừa là thú vui thư giãn tinh thần lại vừa tạo sản phẫm rau sạch cho bữa cơm gia đình. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng khoảng không gian ban công nhà mình để trồng những loại rau dưới đây. Chỉ sau một tháng là đã có “sản phẩm” nếu bạn trong chăm tốt.

Củ cải


5 loại rau tự trồng trên ban công chỉ 1 tháng là được ăn - hình 1

Cải là giống rau phát triển tốt trong mùa lạnh. Chúng không chỉ phát triển rấy nhanh mà còn dễ dàng chăm sóc. Ngoài ra màu sắc của chúng cũng tươi sáng dễ khiến cho không gian khu ban công nhà bạn có cảm giác dễ chịu. Tốt nhất bạn nên gieo hạt ở độ sâu tối thiểu là 15cm. Bạn cần tưới nước đầy đủ và đừng để đất bị khô, chỉ 20 ngày sau là bạn có thể thu hoạch.

Hành lá


5 loại rau tự trồng trên ban công chỉ 1 tháng là được ăn - hình 2

Hành lá thường mất khoảng 60 ngày để hình thành củ. Tuy nhiên bạn chỉ cần mất khoảng 1 tháng là có thể thu hoạch được phần lá non để ăn rồi.

Cải xoăn


5 loại rau tự trồng trên ban công chỉ 1 tháng là được ăn - hình 3

Cải xoăn có thể thu hoạch sau khoảng 25 ngày. Bạn có thể sử dụng những chiếc lá bé cho món salad.

Rau bina

5 loại rau tự trồng trên ban công chỉ 1 tháng là được ăn - hình 4

Rau bi-na là lựa chọn hoàn hảo nếu bạn muốn tận dụng khu ban công nhỏ bé nhưng vẫn có rau sạch để ăn. Rau bina có thể thu hoạch sau 28 ngày.

Rau diếp

5 loại rau tự trồng trên ban công chỉ 1 tháng là được ăn - hình 5

Rau diếp cũng là loại rau thích hợp trong mùa lạnh. Bạn có thể thu hoạch rau diếp để ăn sống khi chúng đã cao khoảng 4cm. Loại rau này cũng dễ lên và phát triển tốt trong thùng xốp. Lần tới, có thể bạn không phải chạy ra chợ mà vẫn có rau diếp tươi ngon cho các món salad hay món riêu chua của cả nhà.

Còn gì thú vị bằng nhìn đẹp mắt mà ăn lại ngon miệng. Những cây rau này sẽ làm bữa ăn của bạn thêm hấp dẫn và mọi người cũng phấn khởi hơn khi thưởng thức những món ăn từ rau được trồng trong nhà.

Gia An
Theo Yeutretho/Seatimes

23 thg 10, 2014

Trồng cây & "sống xanh"

Mình vẫn nghĩ rằng, những người thích trồng cây hẳn cũng thích một lối sống thân thiện với môi trường. Bản thân việc trồng cây đã thể hiện một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cái trong lành của cuộc sống, yêu những sự việc - tưởng chừng rất nhỏ - nhưng lại giúp khơi nguồn cảm xúc. Mượn hai chữ "sống xanh" của Ngô Thị Giáng Uyên để nói về những công việc nho nhỏ xoay quanh chuyện làm vườn nhưng lại đem đến những tác dụng tích cực: tiết kiệm tiền bạc, tạo niềm vui cho bản thân khi đóng vai "nhà sáng chế" và quan trọng hơn cả là góp phần giúp cho môi trường được xanh sạch hơn.

Tận dụng những thứ vất đi
Khi vất rác, chúng ta chỉ đơn giản nghĩ rằng mình đang vất đi những đồ thừa, vô giá trị, giúp cho nhà được sạch gọn hơn. Tuy nhiên, chỉ cần để ý một chút, sẽ thấy rằng không phải rác nào cũng đáng bỏ đi cả. Vợ chồng mình đã tận dụng được kha khá thứ để chế vật dụng làm vườn mà lẽ ra đã nằm trong thùng rác:
- Những que kem sau khi ăn xong được rửa sạch cắm vào một cái lọ, khi gieo hạt giống nó sẽ trở thành cái nhãn để giúp phân biệt hạt nào với hạt nào.
- Những hũ thủy tinh nhỏ là một cái "lồng kính" lý tưởng để ươm cây. Khi gieo hạt trong chậu, những chiếc hũ này có thể bảo vệ hạt và cây con hiệu quả. Trước hết, dùng miệng hũ nhấn xuống đất để tạo khuôn gieo hạt, sau khi gieo thì dùng chính những hũ này đậy lại. Công dụng tuyệt vời: vừa có thể dùng vòi tưới đều xuống cho nước thấm vào đất và thẩm thấu ngược nuôi mầm, vừa bảo vệ mầm khỏi bị côn trùng cắn, vừa giữ được nhiệt độ ổn định cho mầm, lại có hơi nước đọng trên thành thủy tinh nhỏ xuống giúp mầm không khô hạn... Đây là cận cảnh cây nho con của mình trong hũ thủy tinh, xem có đáng yêu không nào:
- Những hộp bánh bằng thiếc, thùng sơn rỗng, hộp xốp... đều có thể trở thành chậu hoặc bồn trồng cây và nếu biết trang trí chút đỉnh thì chúng không hề xấu chút nào. Đây là chậu cà chua treo ngược mà chồng mình tự chế từ hộp bánh, nom cũng khá là tươm tất:


Những chiếc thùng xốp sau khi được trang trí bằng decal và những bông tuyết thì nom khu vườn cũng sinh động hẳn lên:

Còn nhiều thứ linh tinh khác, chỉ cần để ý và suy nghĩ một chút, chắc chắn sẽ có không ít vật dụng làm vườn thú vị, đỡ tốn kém, giảm lượng rác thải ra môi trường và khi nhìn những đồ homemade lòng cũng vui vui. Chẳng hạn, xã nhà mình cũng từng chế hệ thống tưới nhỏ giọt cho 2 cái bồn cây trên ban công bằng vỏ bình nước khoáng La Vie 5 lít và một ít van cùng ống dẫn nhỏ, do đó dù vợ chồng đi làm cả ngày hay thỉnh thoảng đi chơi xa vẫn không sợ cây thiếu nước.
Tiết kiệm nước tưới cây

Đã trồng cây thì phải tưới, thậm chí có những cây háo nước đòi tưới ngày tới mấy lần. Có vài biện pháp tiết kiệm nước đơn giản mà lại tốt cho cây như thế này:

- Tưới vào lúc sáng sớm, khi đó nắng chưa lên, nước kịp thẩm thấu xuống đất và chưa bay hơi nhiều. Nếu tưới muộn, khi mặt trời đã lên cao thì nước bốc hơi nhanh khiến phải tưới nhiều lần nếu không cây sẽ bị khô hạn.

- Trộn đá Perlite - một loại dung nham núi lửa được đặc chế để chăm bón cây - vào đất trồng, có tác dụng giữ ẩm cho đất, hạn chế thất thoát phân và nước, điều hòa nhiệt độ cho cây trong thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh và tối ưu hóa sự phát triển của rễ.
- Tận dụng nước mưa và nước vo gạo: Đây là những loại nước rất tốt cho cây trồng. Nước vo gạo giàu vitamin B giúp cây nhanh lớn, chăm ra hoa kết trái. Nước mưa trong lành tốt hơn nước máy chứa fluoride chán vạn lần. Thậm chí có những loại cây phải được tắm nước mưa mới ra hoa đều. Trong nhà nếu có một cái lu xinh đẹp hứng nước mưa cũng vui, vừa có vẻ chân quê vừa để tắm cho cây; hoặc dùng cái chậu nào nom kiểu cách chút cũng được. Nếu ở nhà phố, bạn có thể làm bể chứa nước mưa trên sân thượng và hệ thống dẫn nước xuống tự động tưới cây.
Tự làm phân sạch

Chẳng cần công thức với tỉ lệ gì cao siêu, chỉ là tận dụng rác hữu cơ là đã có thứ đất trộn phân sạch rất tốt cho cây. Cách làm là dùng một thùng xốp hay thùng nhựa có nắp, đổ một ít đất sạch, sau đó cho các loại rác hữu cơ như lá khô, cành hoa cắt tỉa, phần rau bỏ đi, phần thực phẩm bỏ đi sau khi xử lý như đầu cá, ruột cá... Tiếp đến lại phủ một lớp đất rồi đậy nắp, và lần sau cứ như thế cho đến khi đầy thùng. Theo thời gian (khoảng 1-2 tháng), rác sẽ tự phân hủy thành thứ phân sạch, không hóa chất, không gây mùi hôi khó chịu - đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt cho cây trồng, đảm bảo rau quả chúng ta ăn không bị nhiễm hóa chất độc hại, mà lại rất thân thiện với môi trường.

Vui một chút, trong truyện Hồng Lâu Mộng, hình ảnh Đại Ngọc chôn hoa có lẽ đã trở thành kinh điển và luôn khắc sâu trong lòng độc giả bởi vẻ đẹp thi vị và đa sầu đa cảm của nàng. Ở một khía cạnh khác, mình nhiệt liệt hưởng ứng ông Tào Tuyết Cần đã xây dựng một Đại Ngọc biết bảo vệ môi trường như vậy. Khi Bảo Ngọc hỏi sao không thả hoa trôi sông, Đại Ngọc đã bảo rằng như vậy không được sạch, nên nàng quét hoa cho vào túi và đem chôn, lâu ngày hoa sẽ tan trong đất. Quả là thanh nhã!

Hạn chế dùng hóa chất

Trồng rau hay hoa tại nhà thì ngoài mục đích thỏa mãn sự đam mê còn là để thu hoạch sản phẩm sạch. Do đó, nên hạn chế dùng các loại thuốc trừ sâu bọ hay chất kích thích tăng trưởng để đảm bảo chất lượng thực phẩm và môi trường sống quanh mình. Mình cũng giới thiệu một số phương pháp diệt trừ sâu rệp hiệu quả và thân thiện với môi trường:
- Dùng nước rửa chén pha loãng để diệt rệp cây. Nước rửa chén không độc nhưng khi khô lại sẽ bịt các lỗ khí khiến rệp chết. Chỉ cần khoảng 1 muỗng cafe nước rửa chén + 1 muỗng cafe dầu thực vật trộn trong khoảng 1,5l nước và xịt đều vào lá, rệp sẽ chết dần. Hồi nhỏ đọc truyện "Cuộc phiêu lưu của Carich và Valia" thì còn biết phương pháp dùng bọ rùa để diệt rệp cây - có lẽ đây là giải pháp tốt cho môi trường nhất. Ở Mỹ họ còn bán bọ rùa phục vụ việc làm vườn.
- Dùng nước pha tỏi ớt để phòng trừ sâu bệnh và ốc sên. Cứ lấy một ít tỏi hành ớt giã vụn rồi cho vào khoảng 1-1,5l nước xịt cây, sẽ tránh được bọn sâu bọ ốc sên đáng ghét.
Vườn sạch - không chỉ sạch ở nghĩa đen là được quét dọn sạch sẽ, mà còn phải sạch ở khía cạnh thiên nhiên và môi trường vì đó cũng là một không gian sống của gia đình. Ngoài ra, hãy truyền ý thức "sống xanh" này cho các con, giúp các con hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường qua những hành động nho nhỏ từ khi còn bé. Một tâm hồn xanh sẽ giúp các bé biết sống đẹp và suy nghĩ tích cực hơn về cuộc sống.
 
Bài và ảnh được lấy từ http://tranbichnga.blogspot.com

23 thg 7, 2014

Cách trồng hoa hồng trong chậu treo trên lan can

Hoa hồng là một loài hoa đẹp và được nhiều người ưa chuộng. Sau đây, xin giới thiệu cách trồng hoa hồng trong chậu treo trên lan can để mỗi cá nhân có được những bông hoa hồng tươi, đẹp ngay chính trong nhà của chúng ta.

Vật tư cần: Chậu nhựa có thể trồng trên lan can. Thích hợp nhất có thể dùng chậu thông minh để không chảy nước xuống dưới: Tham khảo: Chậu nhựa NHẬT thông minh tự lấy nước
Móc để treo chậu lên: Yếu tố hàng đầu là phải an toàn ưu tiên nhất. Ở đây shop sẽ gia công cho từng lan can thích hợp để đảm bảo tính an toàn và thẩm mỹ.
Móc treo trên lan can
 Cách trồng trong chậu:
Đất để trồng hoa hồng gồm các thành phần như sau : 33% tro trấu ngâm rửa hết mặn; 33% phân chuồng thật hoai, phơi khô, có thể dùng phân rơm, lá cây mục; tốt nhất là phân bò; 1% phân NPK 30-10-10; 33% đất mùn hoặc đất phù sa. Tất cả được trộn đều rồi đổ vào chậu khoảng 2/3. Dưới đáy lót một ít sỏi nhỏ để chêm trên lỗ thông nước. Tưới một lon nước. Trồng cây hồng vào giữa và thêm đất 8/10 độ cao của chậu. Sau đó đem phơi nắng dần dần, cuối cùng đem phơi ra ánh sáng 100%.
 
Cách chăm sóc:
Sau khi trồng, phải cắm cây cột chặt cây hoa vào, tránh cho cây bị lay; che nắng hoặc để chỗ râm mát. Mỗi ngày phải tưới nước 2 lần, sáng sớm và chiều mát. Không tưới lúc tối hoặc lúc trưa nắng. Vì tưới ban đêm, nước thường đọng trên lá cây dễ bị nấm bệnh. Nên dùng vòi sen để tưới cho đều.
Sau 10 ngày, pha phân NPK hay DAP nông nghiệp tỷ lệ 1 muỗng cà phê/4 lít nước, tưới vào lúc sáng hoặc chiều mát, tưới lên lá, thân, gốc... sau 3 tháng, nên xới nhẹ gốc 1 lần vì rễ sẽ đâm ngược lên trên, bón thêm phân chuồng hoai trên mặt. Có thể bón phân bánh dầu ở dưới đáy chậu, khi tưới nước bánh dầu sẽ tơi ra, cây hồng trổ hoa thật to, thật đẹp. Nếu muốn hoa hồng có màu sắc đặc trưng đậm đà ta nên bón thêm phân kali (phân muối ớt) lúc nụ hoa vừa lú ra. Lúc cây ra hoa, tuyệt đối không tưới phân, nước lên cánh hoa.

Cách cắt hoa:
Cắt hoa vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát vì thời gian này cây còn nhiều nhựa, nhiều nước nên hoa lâu tàn, lâu héo. trước khi cắt nên tưới nước nhiều hơn mức bình thường để cây dự trữ một lượng nước cho hoa (vì sau khi cắt hoa hồng sẽ bốc hơi mất nước). Chú ý, sau khi cắt xong phải cắm cây hoa vào nước sạch, dấu cắt phải xéo để nước dễ thấm vào thân cây. Trước khi cắm vào bình phải cắt thêm một lần nữa. Dùng dao sắc cắt hoặc dùng kéo cắt cây, không được làm dập. Lúc cắt phải đếm từ dưới chỗ bánh tẻ lên (chỗ đầu cành) chừa 3 lá. Cắt chừa lại 3 lá. Nhánh hồng còn lại sẽ ra 3 chồi mới. Tỉa bớt 1 nhánh xấu, còn lại 2 nhánh khỏe sau này sẽ cho 2 hoa rất to và đẹp. Cũng cần tỉa luôn những nhánh xấu, hư... sau 1 tháng hoặc 1 tháng rưỡi là có hoa để chơi trong nhà hoặc đem bán, tặng cho người khác.
Phòng trừ sâu bệnh 
1. Sâu hại:
- Nhện đỏ
C­ư trú ở mặt dư­ới của lá, chích hút dịch trong mô lá tạo thành vết hại có màu nâu làm cho lá có màu vàng, quăn queo rồi rụng. Thuốc hoá học đặc trị để trừ nhện đỏ là: Pegasus 500 SC 7 – 10 ml/bình 8 lít n­ớc hoặc Ortus 5 SC 10 – 12 ml / bình 8 lít n­ớc. Phun ngay khi phát hiện có triệu chứng của nhện.
- Rệp
Rệp th­ờng phá hại trên thân, lá, ngọn cây hồng, đặc biệt rệp sáp phủ lớp trắng sáp, không thấm n­ớc. Sử dụng các loại thuốc hoá học nh­ sau: Supaside 40 ND nồng độ 0,15 % liều l­ợng 3 bình cho một sào Bắc Bộ, Supathion 12ml/1bình 8lít, Thiodal 15-20 ml/bình 8 lít.
- Sâu xanh và sâu khoang
Hai loại sâu này trư­ởng thành đẻ trứng từng ổ d­ới mặt lá, có thể dùng biện pháp thủ công nh­ ngắt bỏ ổ trứng, cắt bỏ hoặc tiêu huỷ các bộ phận bị sâu phá hoại và dùng các loại thuốc: Supracide 10 – 15 ml/bình 8 lít, Pegasus 500 SC 7 – 10 ml/bình 8 lít, Cyperin 5 EC 10 –13 ml/bình 8 lít. Phun vào lúc chiều mát hoặc sáng sớm.
- Bọ trĩ
Bọ trĩ chích hút nhựa ở ngọn non, lá non, đặc biệt là hại hoa, nụ, tạo vết chích trên cánh hoa, hoa xấu, cánh dị dạng, hoa nhanh tàn và thối. Mật độ cao vào thời gian nụ, hoa ảnh h­ởng nghiêm trọng đến năng suất, chất l­ợng hoa. Sử dụng một số loại thuốc sau: Polytrin P 440 ND 8 – 10ml/bình 8 lít, Secectron 500 ND 7 – 1510ml/bình 8 lít, Ofatox 400 EC 8 – 10 ml/bình 8 lít.

2. Bệnh hại
- Bệnh phấn trắng
Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, bệnh hại trên các lá non, các lá bánh tẻ và cổ bông, bệnh phát triển rất nhanh làm lá biến dạng, thân khô, nụ ít, hoa th­ờng không nở thậm chí chết cây, có thể dùng thuốc Score 250 ND liều l­ợng 0,2 – 0,3 lít/ ha(nồng độ 10 ml/bình 8 lít) , Anvil 5SC liều l­ợng 1 lít/ ha
-Bệnh đốm đen
Vết bệnh hình tròn, bất định, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh th­ờng phá hoại trên lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả hai mặt lá, làm lá vàng, rụng hàng loạt. Thuốc phòng trừ bệnh là Daconil 500 SC 25 ml/bình 8 lít; Đồng ôxyclorua 30 BTN 70 g/bình 8 lít, Anvil 5SC 12 –15 ml/bình 8 lít.
- Bệnh gỉ sắt
Vết bệnh dạng chấm nổi màu vàng da cam hoặc màu gỉ sắt, hình thành ở mặt d­ới lá, bệnh làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ, cây còi cọc, thuốc phòng trừ là Kocide 10 – 15 g/ bình 8 lít, Vimonyl 72 BTN 50 g/bình 8 lít, Daconil 500 SC 25 ml/bình 8 lít.

Fan Page: https://www.facebook.com/HappyFarmN1
Hình ảnh về các công trình đã thực hiện: http://www.flickr.com/photos/66605435@N08
Giao hàng tận nơi các quận nội thành TP.HCM và các tỉnh
Mua trực tiếp có thể đến xem hàng tại:


Vui lòng điện thoại trước khi đến
ĐC1: (Gần tòa nhà CitiLight đường Võ Thị Sáu) Lý Văn Phức, P.Tân Định Q1 TP.HCM
ĐC2:  2608O Block B1 CC Era Town, Phường Phú Mỹ Q7 TP.HCM

Liên lạc: Mr Thành
Điện thoại: 0902987107 hoặc 0917488731 Mail yahoo chat: minhthanh1010@yahoo.com
Skype: minhthanh1010
Gmail hoặc Gtalk: fusins92389@gmail.com
Thanh toán:
Tiền mặt
Chuyển khoản
Chủ tài khoản: Nguyễn Minh Thành
Số tài khoản: 0421003744635- Ngân hàng Ngoại Thương - chi nhánh Phú Thọ (VCB) 711A15629645 - Ngân hàng Công Thương - (Chi nhánh 7 - Vietinbank)
Sau khi chuyển khoản các bạn nhắn tin báo theo số điện thoại 0902987107. Chúng tôi sẽ kiểm tra và trong vòng 24h sẽ giao hàng cho quý khách. Có chính sách ưu đãi cho các đại lý khi mua số lượng lớn.


Bài viết có sử dụng tài liệu tham khảo internet