17 thg 11, 2011

Tự làm chậu cây độc đáo bằng xi măng

Đôi khi từ những nguyên vật liệu rất đơn giản lại có thể tạo ra được những đồ vật trang trí đẹp mắt và độc đáo

  >>>Cung cấp chậu, móc inox hoặc sắt thông minh dùng để chế Earthbox và WindowBox treo trên lan can, cửa sổ hoặc hàng rào



Nói đến bê tông nhiều người liên tưởng ngay đến những khối xi măng nặng nề và vô cảm, nhưng sự thật về những chậu hoa bằng bê tông này đã chứng minh điều ngược lại. Chúng không những chỉ  tiện lợi mà còn mang tính trang trí cao. Hơn nữa chúng lại còn được làm một cách đơn giản với những vật liệu rẻ tiền nhất. 



Tất cả những gì bạn cần để chế tạo những chiếc chậu như thế này là một lượng xi măng vừa đủ, những chiếc cốc nhựa hoặc giấy các cỡ và hình dáng khác nhau, loại to dùng làm khuôn ngoài, loại nhỏ dùng làm khuôn trong.  


Đầu tiên bạn trộn xi măng vào một chiếc chậu hoặc xô to, đủ để làm được nhiều chiếc một lúc. Sau đó dùng dao bả xúc xi măng đổ vào các vỏ cốc lớn sao cho gần đầy cốc.


Dùng chiếc cốc nhỏ đặt vào giữa rồi ấn mạnh cho chiếc cố tạo thành một phần hổng ở giữa, lưu ý đừng quá mạnh đến mức đáy hai chiếc cốc chạm nhau. 


Để nguyên cả khối qua đêm cho xi măng cứng hoàn toàn.


Bóc lớp khuôn ngoài và trong ra, nếu dính chặt quá có thể xé bỏ đi. 


Dùng giấy nhám đánh các góc cạnh cho trơn tru.


Và thế là ta đã có được những chiếc chậu trồng cây tuy thô mộc nhưng xinh xắn, và điều quan trọng là vô cùng độc đáo.
afamily.vn

13 thg 11, 2011

5 lời khuyên hữu ích khi trồng vườn trên sân thượng


Để ngôi nhà của bạn thêm xanh tươi và gần gũi hơn với thiên nhiên, một góc nhỏ với cây và hoa trên sân thượng cũng đủ mang đến cảm giác thoải mái, thư giãn cho bạn sau một ngày làm việc vất vả. 

  >>>Cung cấp chậu, móc inox hoặc sắt thông minh dùng để chế Earthbox và WindowBox treo trên lan can, cửa sổ hoặc hàng rào

Khi xung quanh nhà bạn không đủ một khoảng cho việc trồng những cây hoa tươi tốt thì bạn có thể nghĩ đến phương án trồng cây ở trên sân thượng nhà mình. Ở những ngôi nhà phố có diện tích khiêm tốn, bạn cũng thấy rất nhiều nhà đã lựa chọn phương án trồng những loại rau xanh, cây cảnh trên sân thượng.


Tùy thuộc vào quỹ thời gian, diện tích trồng và sự khéo léo của mình để bạn có thể quyết định lựa chọn loại cây gì để trồng trên sân thượng. 5 lời khuyên nho nhỏ của archi trong bài viết dưới đây giúp bạn thêm yêu ngôi nhà của mình khi có những góc nhỏ xanh xanh tươi tốt.

1. Lập kế hoạch những công việc cần làm

Trước khi thiết kế một khu vườn nhỏ, bạn hãy trực tiếp lên sân thượng và bao quát tổng thể hình dạng, kích thước của sân, để dễ hình dung ra khu vườn trong tương lai nhà bạn sẽ như thế nào. Một bước đơn giản như vậy nhưng sẽ mang lại hiệu quả để bạn có được một phương án tốt nhất cho khu vườn của bạn.
5 lời khuyên hữu ích khi trồng vườn trên sân thượng - Archi 

Tiếp đó, bạn hãy vạch ra kế hoạch trồng vườn cần phải chuẩn bị những gì: như cỏ, cây, hoa và đất... Nếu bạn có đủ không gian và đủ về "tài chính", bạn có thể đầu tư thêm những vật liệu trang trí như đá, sỏi... để khu vườn nhà bạn đẹp một cách hoàn hảo.

2. Thiết kế hệ thống dẫn và thoát nước
5 lời khuyên hữu ích khi trồng vườn trên sân thượng - Archi 

Khi thiết kế vườn trên sân thượng, bạn không thể dùng cách, xách từng xô nước lên tưới cho cây và để nước thừa chảy lênh láng làm mất đi mỹ quan trên sân thượng. Vì thế, việc tạo nên một hế thống thoát dẫn và thoát nước là một trong những điều kiện tiên quyết giúp duy trì vẻ đẹp và sự phát triển xanh tốt của khu vườn. Trước hết, bạn cần một ống dẫn nước để cung cấp nước tưới hàng ngày cho cây cối trên sân thượng. Tiếp đó, bạn nên thiết kế hệ thống thoát nước ở một vài điểm khác nhau trên sân thượng. Các điểm này có thể dẫn nước thừa chảy vào các ống thoát nước nhỏ dẫn đến các đường ống thoát nước chính.

3. Chuẩn bị sàn
5 lời khuyên hữu ích khi trồng vườn trên sân thượng - Archi 

Và trước khi bạn bắt đầu thiết kế khu vườn mơ ước của mình, bạn hãy chắc chắn rằng sàn trên sân thượng nhà bạn không thấm nước. Điều đó sẽ giúp lượng nước thừa chảy theo hệ thống thoát nước có sẵn, tránh ngấm nước ảnh hưởng đến kết cấu nhà.

Tiếp đó, từ bản thiết kế "quy hoạch" khu vườn, bạn hãy xác định khu vực trồng cây và tiến hành xây hệ thống ngăn chia các khoảng không gian trồng. Hệ thống này bạn có thể xây bằng gạch nung hoặc đá vừa giúp khu vườn nhà bạn được bố trí khoa học và tránh "xói mòn" đất khi mưa xuống.

4. Chuẩn bị đất trồng
5 lời khuyên hữu ích khi trồng vườn trên sân thượng - Archi 

Một yếu tố quan trọng không thể thiếu cho cây được sống tốt tươi đó là chuẩn bị nguồn đất trồng. Bạn có thể mua đất của những người trồng cây hoặc lấy ở phía dưới sân của nhà bạn. Bạn nên chọn loại đất màu mỡ, tơi xốp và rải đất đều ở khu vực trồng cây. Nếu đất lấy về trồng vườn có vẻ "cằn cỗi", bạn hãy trộn đất với phân hữu cơ hoặc than bùn để cây cối nhà bạn có nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho việc phát triển.

5. Lựa chọn cây một cách khôn ngoan
5 lời khuyên hữu ích khi trồng vườn trên sân thượng - Archi

Hãy lựa chọn những loại cây nhỏ nhắn, hoặc những loài hoa dễ sống để có được một khu vườn xanh mướt mát mà không tốn quá nhiều công chăm sóc. Bạn cũng có thể trồng các cây hoa hồng, hoa phong lan để tăng thêm sức sống và màu sắc quyến rũ làm đẹp sân thượng nhà bạn.

Như Bảo

6 thg 11, 2011

"Bộ ba hoàn hảo" Earthbox, Windowbox và Chậu thông minh

Hiện nay cuộc sống với bao bộn bề, lo toan khiến ai cũng mệt mỏi, căng thẳng. Không gian sống nơi thành thị không cho phép chúng ta có được những khu vườn rộng lớn để hòa mình vào thiên nhiên khi cảm thấy bức bối. Mong muốn được gần gũi với thiên nhiên để được giải tỏa những áp lực của cuộc sống không khó nếu chúng ta biết tận dụng không gian sống trong ngôi nhà thân yêu của mình. Một góc vườn nhỏ, cầu thang hay góc nhà, lan can hoặc đơn thuần là những tường rào, cánh cổng đều có thể đem lại màu xanh, và không gian tươi mát với “Bộ ba hoàn hảo" - Earthbox, Windowbox và chậu thông minh.
 >>>Cung cấp chậu, móc inox hoặc sắt thông minh dùng để chế Earthbox và WindowBox treo trên lan can, cửa sổ hoặc hàng rào

Việc làm những Windowbox (chậu hoa treo trên lan can, cửa sổ) và Earthbox (chậu thông minh lấy nước tự nhiên) khá đơn giản mà tiện lợi. Chúng đáp ứng cho những ai không có nhiều thời gian chăm sóc cho cây, tránh vương vãi đất ra ngoài khi đặt ở trong nhà và có thể trang trí ngay trên mặt chậu mà bạn không phải tưới nước như phương pháp thông thường. Đặc biệt, diện tích của những ngôi nhà nhỏ hoặc chung cư không đủ để bạn tao nên một khu vườn nhỏ, việc tận dụng lan can để treo những chậu hoa là điều cần thiết.

Móc bằng INOX thông minh, tiện lợi và sang trọng
 Được móc ngay trên cổng, lan can

Những vật dụng dùng để chế một Earthbox hoặc WindowBox gồm:

 Vật tư chuẩn bị ban đầu bao gồm
1. Ống nhựa PP
2. Cưa dùng để cưa nhựa
3. Máy khoan

 Dùng cưa cắt lưới ở gốc một khoảng: 4 x 4 cm như trên hình. Tùy thuộc vào ống nhựa mà ta dùng. Ống này sẽ thông trực tiếp xuống dưới đáy chậu để đổ nước vào đồng thời cũng có thể cung cấp oxy cho rể cây
 Dùng khoan khoan 1 hoặc 2 lổ ở 2 bên hông. Đường kính khoảng 2-3cm. Lổ này giúp thoát nước khi đổ vào quá nhiều và giúp lấy oxy cho bộ rể
 Đổ đất vào cho đến lưng chừng mặt chậu

 Đẹp lung linh huyền ảo với hoa đồng tiền đỏ
 Đá bi được rải trực tiếp trên bề mặt mà khi tưới nước không sợ đất vãi lên trên đá vì đã có lớp nilong giữ đất và giữ nước


3 thg 11, 2011

Một số loại cây cảnh thường dùng trong nhà

Bạn đang dự định dùng cây xanh trang trí cho không gian sống của mình? Một ý tưởng tuyệt vời vì chúng góp phần thanh lọc không khí và làm đẹp ngôi nhà. 

  >>>Cung cấp chậu, móc inox hoặc sắt thông minh dùng để chế Earthbox và WindowBox treo trên lan can, cửa sổ hoặc hàng rào

 Trồng cây xanh trong nhà vừa có tác dụng trang trí, vừa loại bỏ khí độc làm sạch không khí và bổ sung oxy, mang lại năng lượng thiết yếu cho ngôi nhà của bạn. Sau đây là 10 loại cây trồng rất tốt cho phong thủy nhà bạn.
1. Cây cau có khả năng loại bỏ được tất cả các độc tố không khí trong nhà. Đây là loại cây đẹp, dễ trồng, dễ chăm sóc và phù hợp với mọi không gian kiến trúc trong nhà. Lá cây rủ xuống làm dịu môi trường xung quanh.
2. Cây cọ là một trong những loại cây có tác dụng cải thiện chất lượng không khí trong nhà tốt nhất. Bên cạch đó dễ trồng và dễ chăm sóc.
3. Cây tre loại bỏ được các chất benzene, trichloroethylene, formaldehyde, tạo cảm giác yên bình, ấm áp cho bất cứ môi trường nào, có sức chịu đựng tốt nhất trước sự tấn công của côn trùng.
4. Cây lá xanh sống tốt trong điều kiện ánh sáng yếu và chịu được nhiệt độ thấp, loại bỏ được phần lớn các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là formaldehyde.
5. Cây huyết dụ dễ trồng trong điều kiện ít ánh sáng, sống tốt kể cả khi thiếu sự chăm sóc thường xuyên, loại bỏ các độc tố hoá học trong môi trường sống.
6. Cây thường xuân sống khoẻ, dễ trồng, thường được trồng ở những nơi công cộng, và có khả năng thích ứng cao, trừ mô trường có nhiệt độ cao.
7. Cây chà là có thể chịu đựng mức độ ánh sáng thấp nhưng cần khoảng không gian rộng, loại bỏ được phần lớn các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là xylene.
8. Cây sung cảnh là một cây trồng lớn, đẹp có thể dùng trang trí trong nhà, dễ chăm sóc và khả năng khử không khí độc.
9. Dương xỉ đẹp, tươi tốt và trồng trong mọi môi trường nhưng cần được chăm sóc thường xuyên.
10. Cây huệ hoà bình với hoa trắng, dễ chăm sóc và mang lại nhiều năng lượng. Bạn nên trồng loại cây này ở nhà và nó sẽ là một người gác cửa tuyệt vời.
Ngoài ra còn những loại cây trồng trong nhà nhỏ gọn, tán không quá to, không cần nhiều ánh sáng và không cần tưới nhiều nước. 
Cây phong lữ.
Cây phong lữ.
Cây lưỡi hổ.
Cây lưỡi hổ.
Cây lan ý.
Cây lan ý.
Loa kèn đỏ.
Loa kèn đỏ.

Cây sống đời.
Cây sống đời.
Cây họ ngũ gia bì.
Cây họ ngũ gia bì.
Cây thường xuân.
Cây thường xuân.
Kim phát tài.
Kim phát tài.
Cây lô hội.
Cây lô hội.
Hoa violet châu Phi.
Hoa violet châu Phi.
Cây đa búp đỏ.
Cây đa búp đỏ.
Cây ngọc bích.
Cây ngọc bích.
Cây ráy thơm, hoa xương rồng.
Cây ráy thơm, hoa xương rồng.
Hoa theo mùa nhưng được... cắm vào bình.
Hoa theo mùa nhưng được... cắm vào bình.

 (Theo VTV)

Trang trí nội thất vườn treo bên cửa sổ

Mang những nét đẹp đặc trưng của một khu tiểu cảnh, vườn treo bên cửa sổ đang được nhiều gia đình lựa chọn để tạo mảng xanh cho ngôi nhà và hòa mình với thiên nhiên, gió trời trong những phút thư giãn…

  >>>Cung cấp chậu, móc inox hoặc sắt thông minh dùng để chế Earthbox và WindowBox treo trên lan can, cửa sổ hoặc hàng rào

Trang trí nội thất vườn treo bên cửa sổ

Mang những nét đẹp đặc trưng của một khu tiểu cảnh, vườn treo bên cửa sổ đang được nhiều gia đình lựa chọn để tạo mảng xanh cho ngôi nhà và hòa mình với thiên nhiên, gió trời trong những phút thư giãn…
Thay vì quá tận dụng diện tích cho việc ở, những bức tường dày cô quạnh của các ngôi nhà hiện đại đã được trổ nhiều cửa sổ hơn để gia chủ (trong điều kiện cho phép) có thể trồng hoa. Càng ngày càng có nhiều thiết kế chú trọng đến việc làm mới cho cửa sổ như khung viền bao quanh, kích thước, vật liệu xây dựng hiện đại…  trang trí nội thất
Trang trí nội thất vườn treo bên cửa sổ
Tuy nhiên những chậu hoa mang dáng dấp hiện đại treo bên cửa sổ có thiết kế cổ điển lại đang được nhiều ngôi nhà lựa chọn. Một căn phòng sẽ khô lạnh nếu không có tiểu cảnh. Những “đôi mắt” của ngôi nhà sẽ không có hồn nếu thiếu đi những “hàng mi” hoa…  trang trí nội thất
Trang trí nội thất vườn treo bên cửa sổ
Có rất nhiều kiểu thiết kế cho một vườn treo bên cửa sổ. Từ những miếng tôn ghép, những chậu cây bằng gốm, đặt trong một “lồng” sắt sơn đen được tạo theo nhiều kiểu hoa văn khác nhau; những mảnh gỗ ghép tự nhiên hay những bồn hoa được xây dựng gạch trần… kết hợp với sỏi đá, rong rêu phủ màu thời gian là có thể tạo cho ngôi nhà những hình ảnh thật đáng yêu.   trang trí nội thất
Trang trí nội thất vườn treo bên cửa sổ
Để làm đẹp các khung cửa được trổ ở những bức tường dày hoặc cửa sổ có bệ thì các kệ treo đặt những bồn hoa, chậu hoa, cây cảnh thấp thoáng ngay khung của làm cho không khí trong phòng trở nên dễ thở, thiên nhiên như gần gũi với căn nhà hơn.  trang trí nội thất
Trang trí nội thất vườn treo bên cửa sổ
Đa số các biệt thự đều có bồn hoa đúc ở cửa sổ và quanh chân tường rất hài hòa, đẹp mắt. Các biệt thự ít đất thì thường có bồn hoa ghép treo ở trước các cửa sổ. Nó tạo nên một sắc điểm tô cho căn nhà nhìn từ ngoài vào. Nhưng một ngôi nhà phố hoặc một ngôi nhà khiêm tốn về diện tích thì việc thiết kế và xây dựng những bồn hoa bên cửa sổ khó khăn hơn.
Trang trí nội thất vườn treo bên cửa sổ
Tuy nhiên, có rất nhiều giải pháp tối ưu để lựa chọn. Có thể đó là những chậu hoa nho nhỏ, những khung sắt gắn vào tường, hay những hộp gỗ xinh xinh cũng là một cách thể hiện tình yêu thiên nhiên và sự lãng mạn của gia chủ. Buổi sáng, mở cửa sổ đón nắng vào nhà, bạn sẽ nhìn thấy trước mặt là chậu cây leo rủ nhánh xuống và hoa lá đang khoe sắc, cảm giác thật khoan khoái và dễ chịu.
Trang trí nội thất vườn treo bên cửa sổ
Cây, hoa trồng bên cửa sổ phải đẹp và có khả năng sống được lâu trong mọi điều kiện thời tiết. Những loại cây như thế không nhiều, nên ngoài việc chọn cây, còn phải có óc thẩm mỹ để bố trí sao cho đẹp.
Trang trí nội thất vườn treo bên cửa sổ
Tùy theo điều kiện ánh sáng, người ta thường chọn một số chủng loại cây để trồng như địa lan, trầu bà, tiếu hồng môn, hoa giấy, đồng tiền, hoa mười giờ, tigôn, dây cát đằng, đậu biếc, bìm bìm, thường xuân, quỳnh anh, dây huynh đệ hoặc cũng có thế là cây chanh dây cho tán rủ và trái ăn…
goldenkey.com.vn

2 thg 11, 2011

Nguyên tắc phối cây trong chậu

Nguyên tắc 1: Chủ - Chen - Chùng


Hôm rồi tình cờ đọc trên mạng và được biết một số ‘chị em’ đã đặt tên cho những cái chậu phối cây trồng là ‘Chủ - Chen – Chùng’ – rất thông minh ! Và xét về khía cạnh ngôn ngữ học thì việc đặt tên như vậy là rất tốt: đúng thực tế, bình dân và dễ nhớ!

  >>>Cung cấp chậu, móc inox hoặc sắt thông minh dùng để chế Earthbox và WindowBox treo trên lan can, cửa sổ hoặc hàng rào

Vậy, Chủ - Chen – Chùng là gì ?

Đó là nguyên tắc phối cây cơ bản khi triển khai trồng nhiều loài cây trang trí trong 1 chậu. Trong một chậu phối, mỗi loại cây, mỗi vị trí cần được cân nhắc lựa chọn cân đối với tổng thể chung: sao cho khi ra đời nó tạo được ấn tượng tốt về thị giác.
Về mặt sinh học: không bàn nữa: nguyên tắc cơ bản nhất vẫn là các loài cây trong 1 chậu phải có những yêu cầu chăm sóc gần như nhau. Bởi nếu quá khác biệt về các nhu cầu sinh học: tất cả sẽ không thể sống cùng nhau thật tốt trong 1 ngôi nhà chung – trường hợp này là cái chậu chung.
Một chậu cây phối thông thường sẽ cần 3 yếu tố cây cơ bản:
Cây Chủ: đây là điểm nhấn của chậu. Vì đóng vai trò điểm nhấn: nó phải có sự đặc biệt. Điểm đặc biệt có thể là chiều cao, hình dáng hay màu sắc đặc biệt của lá, đường nét của cành nhánh, hoặc có những chum hoa mà khi nở tạo ấn tượng thị giác đặc biệt cho tổng thể của toàn chậu hoa.
Ví dụ: ở cái chậu này: Chủ là loại cây lá đỏ - quanh năm đỏ tươi như vậy, và nó được tính toán sẽ cho phát triển cao hơn, vượt hơn các cây còn lại – để giữ vai trò điểm nhấn thị giác của chậu cây.

Cây Chen: khác với cây Chủ, cây Chen là yếu tố ‘phụ trợ’ cho vật chủ. Nó đóng vai trò quan trọng với tác dụng che đậy, lấp khuất đi những chỗ, những phần không gian chậu bị bỏ trống, nó giúp che phần gốc cây chủ mà những chỗ này nếu để lộ ra: sẽ khiến chậu cây mất đi sự hấp dẫn, mất đi cảm giác về sự xanh tốt tràn đầy sức sống hoặc hiện ra những phần nền đất đen trông xấu xí. Nó ‘chen’ vào cây chủ và chịu trách nhiệm làm phông nền để tôn vinh cây chủ - một trách nhiệm nặng nề và cao thượng.
Vì vậy, việc chọn cây Chen không thể qua loa và đơn giản: nó thường có đường nét, màu sắc đơn giản, thanh mảnh nhưng rậm rạp. Có thể có hoa nhưng khi nở hoa không đươc lấn át cây chủ. Tùy ý tưởng thể hiện mà cây chen có thể có cùng tông màu với cây chủ, mà cũng có thể hoàn toàn trái ngược về tông màu với cây chủ.
Trong trường hợp ví dụ trên: cây chen là một bụi hoa chùm cũng màu đỏ - thực tế nó rất rực rỡ nhưng nó thấp, được tỉa cắt thành bụi để che đi phần gốc của cây chủ sau này sẽ mọc vươn cao – dự kiến sẽ gấp rưỡi chiều cao của cây chen. Khi nở hoa đỏ: nó cũng không lấn át được cây chủ. Còn khi không có hoa: nó chỉ có lá xanh và càng làm cây chủ màu đỏ thêm nổi bật.
Cây Chùng: hiểu theo đúng nghĩa: là chùng xuống. Cây chùng là những loại cây có khả năng mọc bò, mọc thả từ trên cao xuống. Để làm đẹp cho phần thân chậu cây, cũng như khiến cho tổng thể chậu trông mềm mại: phần gốc của chậu phối thường được trồng thêm một hoặc vài ba loại cây chùng: chúng mọc bò tràn che nốt phần mặt đất của chậu cây, và sau đó tiếp tục phát triển vươn dài, bò tràn khỏi miệng chậu và tạo thành những dây, những dải chùng dài xuống.
Trong ví dụ này: đó là Mười giờ cam – một loại cây có khả năng bò lan và bò thả chùng rất tốt. Hoa được chọn có màu Cam để làm giảm đi phần nào ‘biên độ nhiệt’ của tổng thể chậu: Chủ - Chen đều đỏ tươi. Cây thứ hai là một loại cây bò lá đỏ nhưng không thắm và có phần đốm xanh không nổi bật. Nó cũng có khả năng bò tràn không dài bằng mười giờ, nhưng lại có hiệu ứng bò thành mảng lớn ken đặc – sẽ góp phần làm thành chậu cây thêm hấp dẫn.
Thấy rõ cả 2 chủng loại cây chùng đều có lá nhỏ hẹp – để dù mọc tốt và tạo mảng chùng lớn ở các thành chậu: chúng cũng không thể hút được mắt nhìn khỏi điểm nhấn cây Chủ của chậu cây.
Bài và hình ảnh lấy từ http://www.tuysonvien.blogspot.com

31 thg 10, 2011

Tự làm chậu hoa treo xinh xắn

Cùng trổ tài khéo tay làm đẹp cho ngôi nhà bằng một chậu hoa treo xinh xắn nào!

  >>>Cung cấp chậu, móc inox hoặc sắt thông minh dùng để chế Earthbox và WindowBox treo trên lan can, cửa sổ hoặc hàng rào

 Chuẩn bị:
- Giỏ trồng cây đan mây, tre, đường kính 20 - 30 cm. (Bạn có thể chọn mua giỏ treo bằng sợi nhựa, loại giỏ này sẽ bền hơn nhưng có một nhược điểm là giữ ẩm kém hơn.)
- Khoan và mũi khoan.
- Đất xốp.
- Cây cảnh.
Thực hiện:
Khoan lỗ thoát nước cho gáo dừa.

Sử dụng gáo dừa hoặc những chiếc bát gốm để lót giỏ, những chiếc bát này cần được khoan các lỗ thoát nước.
Dùng một lớp vải địa kỹ thuật lót vào giỏ để tạo lớp giữ ẩm. Nếu mua được loại đất có chứa sẵn chất giữ ẩm thì lớp vải này có thể bỏ qua. Đất dùng cho các loại giỏ này là đất xốp, có thể mua ở các hiệu bán giống cây trồng. Có loại đã được trộn sẵn phân bón, chất giữ ẩm và các chất khoáng khác. Nếu chưa trộn sẵn bạn có thể mua từng thành phần về rồi trộn theo hướng dẫn trên bao bì.
Thông thường, những cây mua ngoài cửa hàng được chia làm các giống khác nhau. Để trồng nhiều loại cây vào giỏ, cần lưu ý đến độ cao và tốc độ mọc của cây. Những loại cây cao hơn trồng vào giữa, các cây thân thảo thấp hơn trồng ra ngoài. Nên kết hợp các cây có nhiều màu sắc khác nhau tạo nên một tác phẩm pha trộn đẹp mắt. 
Sau khi trồng, tưới nhẹ một lượt lên cây để rửa sạch lá cây và tạo đổ ẩm cho đất. Vào mùa nóng nên tưới cây hàng ngày để tránh tình trạng cây héo do bị thiếu nước.

Giỏ cây đã chuẩn bị xong, bạn có thể treo lên bất kỳ chỗ nào cho dễ quan sát và tiện cho việc chăm sóc.
>>>Chậu thông minh làm Earthbox và WindowBox
Theo Dekor