31 thg 10, 2011

Tự làm chậu hoa treo xinh xắn

Cùng trổ tài khéo tay làm đẹp cho ngôi nhà bằng một chậu hoa treo xinh xắn nào!

  >>>Cung cấp chậu, móc inox hoặc sắt thông minh dùng để chế Earthbox và WindowBox treo trên lan can, cửa sổ hoặc hàng rào

 Chuẩn bị:
- Giỏ trồng cây đan mây, tre, đường kính 20 - 30 cm. (Bạn có thể chọn mua giỏ treo bằng sợi nhựa, loại giỏ này sẽ bền hơn nhưng có một nhược điểm là giữ ẩm kém hơn.)
- Khoan và mũi khoan.
- Đất xốp.
- Cây cảnh.
Thực hiện:
Khoan lỗ thoát nước cho gáo dừa.

Sử dụng gáo dừa hoặc những chiếc bát gốm để lót giỏ, những chiếc bát này cần được khoan các lỗ thoát nước.
Dùng một lớp vải địa kỹ thuật lót vào giỏ để tạo lớp giữ ẩm. Nếu mua được loại đất có chứa sẵn chất giữ ẩm thì lớp vải này có thể bỏ qua. Đất dùng cho các loại giỏ này là đất xốp, có thể mua ở các hiệu bán giống cây trồng. Có loại đã được trộn sẵn phân bón, chất giữ ẩm và các chất khoáng khác. Nếu chưa trộn sẵn bạn có thể mua từng thành phần về rồi trộn theo hướng dẫn trên bao bì.
Thông thường, những cây mua ngoài cửa hàng được chia làm các giống khác nhau. Để trồng nhiều loại cây vào giỏ, cần lưu ý đến độ cao và tốc độ mọc của cây. Những loại cây cao hơn trồng vào giữa, các cây thân thảo thấp hơn trồng ra ngoài. Nên kết hợp các cây có nhiều màu sắc khác nhau tạo nên một tác phẩm pha trộn đẹp mắt. 
Sau khi trồng, tưới nhẹ một lượt lên cây để rửa sạch lá cây và tạo đổ ẩm cho đất. Vào mùa nóng nên tưới cây hàng ngày để tránh tình trạng cây héo do bị thiếu nước.

Giỏ cây đã chuẩn bị xong, bạn có thể treo lên bất kỳ chỗ nào cho dễ quan sát và tiện cho việc chăm sóc.
>>>Chậu thông minh làm Earthbox và WindowBox
Theo Dekor

30 thg 10, 2011

Cúc nữ hoàng

Hơn tuần nay cúc nữ hoàng nở hoa tưng bừng rực rỡ. Hoa này là vậy, ít khi nở lác đác, bình thường nuôi lá xanh um, rồi "đến hẹn lại lên", búp non bỗng đâm ra tua tủa, nở những chùm hoa màu hồng lộng lẫy. Mỗi bông hoa bé li ti, kết thành chùm thành những vòng hoa lung linh dưới nắng. 
 >>>Cung cấp chậu, móc inox hoặc sắt thông minh dùng để chế Earthbox và WindowBox treo trên lan can, cửa sổ hoặc hàng rào
 


27 thg 10, 2011

Lỗi lầm hay mắc khi mua hoa về trồng (Phần 2)

Những lỗi mà ai cũng có thể mắc phải nhưng có thể tránh dễ dàng để có một khoảnh vườn xinh đẹp. >>>Cung cấp chậu, móc inox hoặc sắt thông minh dùng để chế Earthbox và WindowBox treo trên lan can, cửa sổ hoặc hàng rào
>>Lỗi lầm hay mắc khi mua hoa về trồng
Sai lầm 8: Phối màu sắc hoa không chuẩn


Tất cả các màu sắc của cỏ cây đều tuyệt đẹp, nhưng không phải tất cả các màu sắc đều có thể phối hợp được hoàn hảo với nhau. Hãy tham khảo các cách phối màu hoa ở đây, tuân theo quy luật của bánh xe màu.

Đơn cử: Trên vòng tròn màu thì hai màu đối lập nhau là hai màu ở hai phía đối xứng nhau. Ví dụ như cặp Vàng – Tím, Xanh lá cây - Đỏ... Sử dụng kiểu phối màu đối lập này tạo ra cảm giác cân bằng trong mắt người quan sát, làm cho mắt không bị mệt mỏi.
Nếu có 3 màu hoa, phối màu tam hợp là phối hợp ba màu sắc mà vị trí của ba màu này trong vòng tròn màu sắc tạo thành một tam giác đều. Quan trọng nhất là bộ ba màu nguyên cấp một Vàng – Lam - Đỏ, rồi đến bộ ba cấp hai Cam – Lá cây – Tím, sau đó là những bộ ba cấp ba Lục lam – Vàng cam - Đỏ tím, Đỏ cam – Lá mạ - Chàm.
Phối màu tứ hợp là phối hợp bốn màu sắc mà trong vòng tròn màu sắc vị trí của 4 màu này tạo thành hình vuông (hay 2 cặp đối lập) như: Vàng – Tím - Đỏ cam - Lục lam. Đặc biệt bộ bốn màu trên đạt được hiệu quả rất cao, vì trong bốn màu phối kết, có một cặp là tương phản nóng lạnh, một cặp là tương phản sáng tối như: Vàng – Tím là cặp tương phản sáng - tối. Đỏ - Lá cây là cặp tương phản nóng - lạnh
Bạn có thể yêu thích màu sắc mát mẻ như xanh và tím, nhưng cũng nên có một bảng màu nóng của cam – vàng - đỏ, đặt chúng trong các tầng khác nhau.
 Sai lầm 9: Không bỏ cây ra trồng ngay khi mang về nhà
Gỉai pháp: Hãy trồng cây xuống đất ngay khi bạn vừa mang chúng về nhà. Nếu còn băn khoăn về vị trí đặt, hãy mang cả chậu di chuyển trong vườn đến khi tìm ra được chỗ thích hợp nhất.
Nếu bạn có lý do gì mà chưa bứng cây ra đất ngay được, hãy giữ chậu cây trong bóng râm, tránh tuyệt đối để dưới trời nắng nóng.
Sai lầm 10: Tự mình phán đoán tất cả
Giải pháp: Mỗi loại có cách chăm sóc rất khác nhau, loại cần tưới nước nhiều, loại tưới ít, loại trong bóng râm, loại có thể chịu nắng gắt, loại cần xa tầm tay trẻ em... Hãy hỏi các nhà chuyên môn, các hội chơi hoa cây cảnh, hay lên mạng search nếu như bạn có bất cứ thứ gì lăn tăn về cách trồng một loại cây hoa quý.
Chúc các bạn có một mảnh vườn đẹp, khoẻ, ngát hương thơm.


KTS. HG (afamily.vn)

Hướng dẫn làm Earthbox và Windowbox để treo lên lan can, cửa sổ

Mình sưu tầm thấy một số cách kết hợp, bố trí và chế khá hay của các bạn Tây. Đưa lên để chia sẽ cho mọi người. Các bạn tây gọi là "Earthbox" và "WindowBox"
 >>>Cung cấp chậu, móc inox hoặc sắt thông minh dùng để chế Earthbox và WindowBox treo trên lan can, cửa sổ hoặc hàng rào
Earthbox: chậu trồng lấy nước tự động (sạch sẽ, tiện lợi)
WindowBox: Chậu trang trí ở lan can, ban công....
Mình tạm gọi là vậy nhé.
Đây là cách làm "Earthbox".
 
Dụng cụ làm Earthbox bao gồm:
      1.  Chậu mình đang cung cấp nếu bạn có điều kiện. Nếu không có điều kiện bạn sử dụng bất cứ thứ gì bạn có. 
      2.  Lưới ngăn đất (Trong chậu có luôn nếu bạn mua). Không bạn có thể dùng đinh, ... để làm lỗ trên nắp gì cũng được. Miễn sao vừa với chậu thôi
      3. Ống đất: mình tạm gọi ống đất như cái tim đèn nhé. Để gắn vào lỗ lớn như trên. Ống này bạn có thể lấy từ cái hủ, chai nước.... sau đó đục lỗ để nước vào nhé
      4. Ống để đổ nước vào cho nước xuống dưới đáy chậu. Ống này là ống nước nhé
      5. Màng phủ lên trên để ngăn nước mưa hoặc nắng nhiều để chống bốc hơi
Lưu ý: Sau khi chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ. Cần đo cái ống đất mà mình gọi là "Tim đèn" với cái chậu trồng. Sau đó khoan một lỗ thoát nước và thông thoáng oxy dưới để khi đổ quá nhiều nước nước có thể ra ngoài chống úng cho cây nhé.
Sản phẩm:
Đây là hình của bạn Bích Nga (Athena). Mình làm không đẹp như bạn Athena nên mượn vậy :). Thông tin chi tiết xem tại blog của bạn í nhé  . Bạn Athena và chồng còn chế thêm một cái ống để canh mực nước rất thông minh. Các bạn có thể học hỏi.
Ảnh Athena
Với một cái Earthbox như thế này. Rất tiết kiệm thời gian tưới cho cây. Có thể 7 ngày, 1 tháng... tùy vào đáy chứa nước
Giải thích sơ lược về Earthbox: Nước sẽ thẩm thấu lên theo các mao mạch của đất qua cái mà mình gọi là "tim đèn" nhúng trực tiếp xuống dưới đáy. Lỗ thoáng nước ngăn cách giúp thoáng oxy và thoát nước ra ngoài. Màng phủ trên giúp giữ nước hạn chế bốc hơi và ngăn nước mưa làm trôi chất dinh dưỡng
Windowbox: Đơn thuần là chậu hoa treo ngoài ban công, lan can







LiveShow Windowbox

Hi vọng giúp được mọi người trang trí thêm cho ngôi nhà của mình

26 thg 10, 2011

Lỗi lầm hay mắc khi mua hoa về trồng (Phần 1)

Bạn có một khoảnh vườn nhỏ, trách nhiệm của bạn là phải làm sao chọn cây hoa cho phù hợp nhất? Hãy tham khảo các sai lầm thường mắc dưới đây để tránh nhé.

 >>>Cung cấp chậu, móc inox hoặc sắt thông minh dùng để chế Earthbox và WindowBox treo trên lan can, cửa sổ hoặc hàng rào

Sai lầm 1: Chỉ chú ý đến hoa, quên mất lá


Mỗi loại hoa đều chỉ có mùa của mình, lúc đó cả vườn sẽ rực rỡ ngát hương. Nhưng vào các mùa khác thì sao?

Giải pháp: Hãy để ý cả lá của cây hoa, hoặc những loại cây có tán lá đẹp, màu sắc hấp dẫn như cô tòng, dền lửa, trúc, dừa cạn, cau cảnh... và những thảm cỏ xanh, để lúc nào khu vườn cũng sinh động mà không chỉ do vẻ đẹp của hoa mang lại.

Sai lầm 2: Chỉ mua 1 loại chậu, bình hoa


Tùy thuộc vào kích thước của chậu hoa và các loại cây, ít nhất nên mua 3 loại chậu hoa để phù hợp với dáng cây, sắc hoa, màu lá.
 Sai lầm 3: Mua những cây ốm yếu hay mắc bệnh

Giải pháp: những chiếc lá có thể nói với bạn nhiều về sức khỏe cây. Tránh chọn các cây có những mẫu lá nâu, vàng, hay bị tàn héo. Bạn không muốn phổ biến những côn trùng có hại khắp cả vườn của bạn chứ?
Sai lầm 4: Chọn hoa nở rộ


Gỉai pháp: Không được cám dỗ bởi chậu hoa mãn khai dù rực rỡ. Thay vào đó, hãy tìm cây có tán lá khỏe mạnh và nụ tròn trĩnh. Hãy đểcây khoe sắc trong vườn nhà của bạn, hơn là trong chậu tại vườn ươm hay cửa hàng.
Sai lầm 5: Chọn cây với hệ thống rễ kém phát triển


Rễ vô cùng quan trọng với cây nên hãy luôn để ý đến, nếu bị đứt, gãy thì loại bỏ ngay không thương tiếc nhé.
Sai lầm 6: Bỏ qua các nhãn hướng dẫn



Những chiêc nhãn đi kèm với các loại cây, hoa nhập khẩu có chứa thông tin quan trọng: nước và các yêu cầu ánh sáng; thời gian nở hoa,... Đừng bao giờ bỏ qua chúng.
Sai lầm 7: Không biết kích thước của khu vườn của bạn


Tốt nhất là có thiết kế trước để không đặt những cụm cây quá to trong khu vườn nhỏ. Hoặc bạn có thể mang kích thước khu vườn để các nhân viên tư vấn giùm chọn các loại cây, số lượng, chủng loại cho phù hợp.
KTS. HG (afamily.vn)

Tự làm earthbox

Không ít các bạn Tây sống trong những căn hộ có ban công nhỏ đã thỏa mãn thú vui làm nông dân thành thị bằng cách trồng rau trong những cái chậu kín mà họ gọi là earthbox. Trước khi giải thích earthbox là gì, mời các bạn xem một clip trên youtube để thấy nó thực sự đơn giản và thú vị như thế nào.

Kệ để chậu nhìn chính diện
(bây giờ chỉ mới gieo hạt hoặc chưa dùng hết nên còn
trống vắng lắm, khi nào có rau phủ xanh sẽ đẹp hơn)
Earthbox, nói nôm na theo nghĩa đen là một cái "hộp đất". Gọi là hộp vì nhìn chung nó kín 4 bề. Ở VN chưa quen với khái niệm earthbox thì thường băn khoăn sợ cây úng, cây bí..., chứ nếu trồng cây theo kiểu earthbox đúng chuẩn thì cây phát triển rất tốt và lại còn tiết kiệm sức lao động nữa - rất hợp với những người bận rộn nhưng lại muốn có rau xanh trong nhà. Một earthbox thường bao gồm:

- Chậu không có lỗ thoát ở đáy mà có lưới nhựa cách đáy 2-3cm, ngăn cách đất và nước đồng thời giúp nước thẩm thấu ngược nuôi rễ cây.

- Ống dẫn đưa nước xuống đáy chậu

- Màng phủ

25 thg 10, 2011

Trang trí ban công Biệt thự

Trang trí ban công mùa hè sẽ giúp bạn tạo một không gian sống mát mẻ hơn. Đó cũng là cơ hội để thể hiện cá tính sáng tạo cho ngôi nhà của bạn.
 >>>Cung cấp chậu, móc inox hoặc sắt thông minh dùng để chế Earthbox và WindowBox treo trên lan can, cửa sổ hoặc hàng rào
trangtribancong
Bàn ăn

Một chiếc bàn ăn đặt tại ban công mùa hè là một gợi ý thú vị. cho ngôi nhà Tuỳ theo từng không gian để chọn bàn ăn cho phù hợp, nếu ban công rộng nên chọn bàn ăn hình vuông hoặc chữ nhật, nếu ban công khiêm tốn có thể chọn bàn tròn với màu sáng để tạo khoảng rộng cho không gian.
trangtribancong2
trangtribancong3
Mùa hè là lúc cần đến những hoạt động hướng ngoại của gia đình bạn. Mọi người trong nhà có thể ngồi nơi bàn ăn để hít thở không khí trong lành của bình minh, cũng có thể sum họp quây quần bên nhau cùng ăn tối. Lọ hoa tươi được đặt trên bàn ăn hoặc bày trí những giỏ hoa tươi xung quanh bàn ăn sẽ tạo cảm giác xanh mát cho ban công mùa hè.
trangtribancong4
trangtribancong5
Trồng hoa, cây cảnh
trangtribancong6
Bất cứ mùa nào cũng cần có những giỏ hoa, cây cảnh để tăng thêm sức sống và sự tươi mới cho ban công. Tuy nhiên, mỗi mùa đều nên có những loại hoa đặc trưng cho mùa đó. Với mùa hè, nên trồng những loại cây dễ sống, ưa ánh nắng như những cây hoa leo giàn, các loại cây hoa có màu sắc tươi tắn như hoa phong lan, hoa giấy, hoa xương rồng hoặc một số loại cây như trúc nhật, dương xỉ… cũng sẽ làm rạng rỡ ban công nhà bạn.
trangtribancong7
trangtribancong8
Thảm cỏ với lối đi từ sỏi
trangtribancong9
Hiện nay, rất nhiều gia đình muốn dành thời gian cho việc chăm chút ban công trong ngôi biệt thự của mình. Do sống giữa sự ồn ào, sôi động của phố phường nên họ muốn tạo không gian bình yên, nhẹ nhàng cho ngôi nhà của mình. Không chỉ trồng hoa, nhiều người đã dành thời gian trồng cỏ, tạo hàng rào có lối đi bằng sỏi và trồng những loại cây thôn dã như tre, trúc, cây chuối cảnh….
trangtribancong10
Xích đu

Ban công nhà bạn sẽ trở nên lãng mạn hơn khi có một chiếc đu quay gỗ xinh xắn. Lựa chọn đu quay rất phù hợp với những gia đình vợ chồng trẻ. Bạn có thể ngồi thư giãn, ngắm cảnh hoặc đọc sách tại không gian đẹp và êm dịu vào buổi bình minh hoặc khi hoàng hôn buông xuống.
trangtribancong11
Những thay đổi nhỏ đó có thể giúp bạn tận hưởng được không khí mới mẻ và thú vị của mùa hè.

Theo: Arch

Hoa mười giờ

Có lẽ trong các loại hoa thì mười giờ là trồng nhàn nhã nhất. Chỉ cần cắm một cành vào đất, cây sẽ đâm rễ, phát triển, rồi ra nụ, trổ hoa khoe sắc hàng ngày. Cây cũng chẳng cần chăm sóc gì đặc biệt: chăm chỉ thì hàng ngày tưới nước, mà có quên cũng chẳng sao. Khi cây sum suê thì lại ngắt bớt cành đem giâm nơi khác để tạo nhiều cây mới. Mười giờ có các loại cánh đơn, cánh kép và có nhiều màu: đỏ, hồng, trắng, cam, vàng, hồng pha trắng... Hoa sam cũng có đặc tính tương tự như mười giờ, trồng xen kẽ ở các lối đi hay bồn hoa trông thật rực rỡ và tươi tắn.
 >>>Cung cấp chậu, móc inox hoặc sắt thông minh dùng để chế Earthbox và WindowBox treo trên lan can, cửa sổ hoặc hàng rào

Mình hay trồng mười giờ nhiều màu xen với nhau, hoặc trồng chung với các hoa dễ sống, nở nhiều và nở hàng ngày như sam, thanh tú... để đẹp mắt và đa dạng hơn.

Hoa tử la lan

Tử la lan có cánh mượt như nhung, chỉ thích khí trời dịu mát. Hoa có các màu đỏ, tím, hồng rất kiêu sa và rực rỡ. Đặc điểm thân cây thấp nên dễ trồng trong chậu, rất thích hợp để bày trên bàn làm việc, phòng khách...
Tử la lan được trồng từ củ, nhưng mình chẳng tìm được nơi nào bán củ nên ra vườn kiểng mua cây trồng sẵn vậy. Cây thích chỗ mát, sợ úng nước, do đó chỉ cần tưới phun sương vào buổi sáng. Không nên trồng cây ở chỗ lộ thiên nước mưa có thể tạt vào. Khi hoa héo, có thể cắt bỏ toàn bộ cành, cây sẽ đâm chồi mới, lại ra nụ và trổ hoa. Những cây già có thể cắt bỏ toàn bộ cành lá để dưỡng, củ dưới đất lại nảy thành cây con mới. Phần lá cắt đi có thể đem giâm lại, gặp điều kiện thích hợp sẽ sinh củ thành cây mới, tuy nhiên tỉ lệ thành công chỉ khoảng 50%.

Duyên dáng dã yên thảo

Cây này còn được gọi là dạ yến thảo, hay cà hoa. Hoa có nhiều màu: hồng, đỏ, trắng, tím, xanh. Treo vài chậu dã yên thảo nơi ban công, buổi sáng nhìn hoa khoe sắc dưới ánh bình minh, thấy ngày mới thật tuyệt vời.
 >>>Cung cấp chậu, móc inox hoặc sắt thông minh dùng để chế Earthbox và WindowBox treo trên lan can, cửa sổ hoặc hàng rào
Dã yên thảo là loại cây ngắn ngày, sau một đợt hoa thì phải trồng cây khác. Mình có mua hạt dã yên thảo nhưng gieo cây không nảy mầm, trong khi dừa cạn, sao nhái, hướng dương, bìm bìm... thì lên rất khỏe, có lẽ là do không hợp khí hậu, thổ nhưỡng. Vì vậy mình thường mua dã yên thảo ngoài hàng hoa kiểng, chọn cây khỏe, nhiều búp, dưỡng cũng được vài tháng. Cây thích hợp trồng trong chậu treo do thân rũ, trồng nơi có nắng và tưới nước đều, sau khi hoa tàn thì bấm cành để phát triển tiếp.


Cúc sao băng

Bé nhỏ, xinh xinh - thật dễ thương như cái tên "sao băng" của nó. Hoa vàng tươi như những giọt nắng mai, tỏa sáng lung linh một góc vườn mùa hạ.
 >>>Cung cấp chậu, móc inox hoặc sắt thông minh dùng để chế Earthbox và WindowBox treo trên lan can, cửa sổ hoặc hàng rào


Cúc sao băng không khó trồng, chỉ cần tưới nước đều và để nơi nhiều nắng. Do là hoa ngắn ngày nên cây chỉ trổ vài đợt bông là tàn lụi. Khi mỗi đợt hoa tàn, dùng kéo cắt những ngọn héo sẽ dưỡng cây được lâu hơn, chừng 3-4 tháng.

Nổi buồn & Niềm vui Dạ Yên Thảo

Ất hẵn tất cả chúng ta đều ít nhiều "bị" Dạ yên thảo / Petunia mê hoặc bởi vẻ đẹp của chúng. Và ắt hẵn trong chúng ta cũng đã nhiều lần thốt  lên "thôi, không trồng dạ yên thảo nữa" bởi sự ỏng ẹo của chúng. Trong số này có chủ blog!
 >>>Cung cấp chậu, móc inox hoặc sắt thông minh dùng để chế Earthbox và WindowBox treo trên lan can, cửa sổ hoặc hàng rào
Tôi đã từng hí hửng và từng thất vọng khi trồng dạ yên thảo; hí hửng khi vừa trồng và thất vọng sau một mùa hoa vì không tìm hiểu kỹ về loài hoa này. Mãi đến gần đây, sau bao nhiêu lần thất bại, tôi mới chịu đọc và giờ đây xin chia sẻ với bạn bè của "Chuyện trồng cây".
Dạ yên thảo, tên tiếng Anh là Petunia, là một loại hoa một mùa (annual); nghĩa là chúng chỉ trổ bông một đợt rồi tàn luôn cả cây. Chúng ta thường mua dạ yên thảo ở ngoài chợ khi chúng đang tưng bừng trổ bông.



Sau một thời gian, khi những cái ngọn dạ yên thảo vươn dài, chùng xuống chung quanh cái chậu treo thì cũng là lúc những cái lá ở gốc vàng, rụng... và cái gốc trong chậu nhìn rất chán, như thế này.



Song vì chúng ta thấy ở đầu ngọn vẫn có hoa và hoa vẫn tươi nên chúng ta không cắt bỏ cành trơ, để thế "chịu đựng" một thời gian và cuối cùng chậu dạ yên thảo ra đi, bởi lẽ chúng đã... hết sức sống!
Khi nhìn thấy dạ yên thảo "trơ gốc", việc chúng ta cần làm là... cắt bỏ hết những cành vươn dài. Trước khi cắt, chúng ta quan sát thật kỹ phần gốc sẽ thấy ở đó "dường như là" đang có những mầm tược mới, dù rất bé. Đó là tín hiệu tốt!


Việc cần làm tiếp theo là...nhấc cả gốc dạ yên thảo ra khỏi chậu, nhẹ nhàng bỏ bớt phần đất ở đáy chậu, rồi cho thêm chất trồng mới vào và đặt lại cây vào chậu. Kinh nghiệm của chú blog là nhà vườn, khi trồng dạ yên thảo để bán cho chúng ta, đã dùng chất trồng khá xốp nên không cần phải thay. Chúng ta cho thêm chất trồng mới, có trộn thêm dinh dưỡng, để kích thích cây ra rễ mới.
Cuối cùng là tưới tắm và theo dõi. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, chúng ta sẽ thấy những mầm tược ở gốc lớn dần và chậu dạ yên thảo lại rực rỡ bông khi những cái tược này phát triển đúng độ.

Chúng ta "buộc" dạ yên thảo hồi sinh được bởi vì ở VN, khí hậu không quá lạnh và dạ yên thảo thuộc chủng loại hoa "mùa hè" ở các nước ôn đới.
Cho tới lúc này, hai chậu hoa dạ yên thảo ở TSV đang vào độ sung mãn sau khi được cắt ngắn tận gốc hơn 1 tháng trước đây.


Ngoài ra, một lưu ý nữa nếu bạn trồng dạ yên thảo là chúng nó rất "háu ăn" nên chúng ta phải thuờng xuyên bón phân, hoặc là bón qua lá hoặc là bón vào gốc. Và nếu chúng bị bệnh "nổi gân, vàng lá" thì chứng tỏ chúng ăn chưa đủ và/hoặc chất trồng có độ pH cao hơn nhu cầu của chúng. Lúc ấy bạn phải làm song song hai việc, tưới giấm pha loãng và tăng cường bón phân, ít nhất là mỗi tuần một lần.
Dù là thế, tôi nghĩ rằng chậu dạ yên thảo cũng sẽ sớm tàn rụi bởi vì... cuối cùng chúng cũng chỉ là loại cây một mùa! Nhưng chí ít bạn cũng đã có thời gian thưởng thức vẻ đẹp của nó dài hơn khi bạn biết cách chăm sóc chúng.
Chúc bạn thành công.
Bài và hình ảnh lấy từ http//:www.tuysonvien.blogspot.com

Trồng lá màu / coleus

Lá màu / Coleus là loại cây dễ tính, không cần phải chăm sóc nhiều nhưng vẫn luôn sặc sỡ. Nếu bạn muốn khoảnh vườn của mình luôn đầy màu sắc nhưng bạn không có nhiều thời gian chăm sóc, lá màu là một lựa chọn hàng đầu. Chúng thích hợp với mọi miền khí hậu.
 >>>Cung cấp chậu, móc inox hoặc sắt thông minh dùng để chế Earthbox và WindowBox treo trên lan can, cửa sổ hoặc hàng rào


Bạn sẽ dễ dàng tìm được nhiều loại lá màu ngoài vựa cây kiểng. Thường khi mua về bạn sẽ thấy chúng được trồng trong tro trấu. Loại chất trồng này thích hợp để giâm cành nhưng sẽ không thích hợp nếu sử dụng lâu dài cho nên việc đầu tiên bạn nên làm là thay chất trồng cho chậu lá màu của bạn.
Chất trồng thích hợp cho lá màu nếu trồng trong chậu, tất nhiên cũng sẽ là loại chất trồng không đất (soilless mix) mà tôi đã giới thiệu trước đây.
Ngược với niềm tin thông thường, lá màu không ưa nắng nhiều. Nếu trồng chỗ nhiều nắng, cây sẽ nhanh chóng trở nên xơ xác và cháy màu.
Lá màu háu ăn nên rất thích được cho ăn thường xuyên. Để duy trì độ sung của cây, bạn nên thường xuyên bấm ngọn, nhất là khi thấy cây có hiện tượng trổ bông.
Muốn nhân giống lá màu bạn có thể gieo hạt, hoặc nhanh hơn là giâm cành. Chọn những cành chưa trổ bông, cắt ngắn độ 30cm rồi cắm vào giá thể đã được tưới đẫm trước đó. Xong đem đặt chậu giâm ở nơi không có nắng trực tiếp, và chỉ phun sương giữ ẩm khi lớp đất mặt bị khô.

Sau khoảng 3-5 ngày, cành giâm sẽ tươi tỉnh trở lại. Khi ấy bạn có thể tưới nhẹ và khi thấy cành giâm bắt đầu ra thêm lá ở ngọn, bạn sẽ bấm bỏ ngọn và cắt bớt diện tích phiến lá để kích thích cành giâm ra tược nhánh.


Chẳng bao lâu bạn sẽ có một chậu lá màu mới, đây sức sống.



Chúc bạn luôn có niềm vui cùng cỏ cây do mình tự trồng và nhân giống!
Bài và hình ảnh lấy từ http://www.tuysonvien.blogspot.com